Có rất nhiều khách hàng trước khi tìm đến SEO Plus đã từng làm SEO nhưng thất bại. Đúc rút ra từ không ít những trường hợp như thế, đội ngũ của chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều sai lầm trong quy trình SEO của các đơn vị làm SEO họ từng hợp tác trước đó. Đó chính xác là lý do khiến Website SEO hoài không lên Top. Vậy họ đã sai ở đâu?
Quy trình SEO liên quan mật thiết đến các chính sách Google. Bạn biết đấy, Google thì luôn thay đổi, update liên tục. Nếu quy trình SEO của ban lâu nay vẫn cứng nhắc và rập khuôn theo một số gạch đầu dòng nhất định, thì ngay cả những SEOer lâu năm nhất cũng sẽ mắc phải 5 sai lầm phổ biến sau đây.
5 sai lầm SEO khi triển khai quy trình đẩy TOP
Từ khóa dài có 4 chữ trở lên?
Tôi xin khẳng định với bạn rằng, không phải từ khóa nào có 4 chữ trở lên cũng là từ khóa dài. Chúng ta phải hiểu thế này, từ khóa dài hay ngắn hoàn toàn không phụ thuộc vào độ dài của từ khóa. Có 2 yếu tố để tạo nên từ khóa dài đó là:
- Lượng tìm kiếm.
- Tính cụ thể.
Từ khóa ngắn thường có lượng tìm kiếm rất rất cao do đó là những thuật ngữ mang ý nghĩa chung chung, sơ sài như: quần áo, giày dép, đồng hồ thông minh, mỹ phẩm chính hãng… Mặc dù được tìm kiếm nhiều nhưng tỷ lệ chuyển đổi của nó không cao. Bởi vì chỉ có những khách hàng “cưỡi ngựa xem hoa”, tức là không thực sự có nhu cầu mới tìm kiếm những từ khóa chung chung như vậy.
Để bạn dễ hiểu hơn, tôi sẽ giải thích qua một ví dụ. Có 4 từ khóa sau:
- Mỹ phẩm chính hãng (60,000 tìm kiếm/tháng)
- Tai nghe bluetooth (12,000 tìm kiếm/tháng)
- Giá đồng hồ thông minh (40 tìm kiếm/tháng)
- SEO tổng thể tại Hà Nội (800 tìm kiếm/tháng)
Chúng ta có 2 từ khóa dài trong ví dụ trên đó là: Giá đồng hồ thông minh và SEO tổng thể tại Hà Nội. Khi từ khóa của bạn càng có tính cụ thể thì lượng tìm kiếm sẽ càng thấp. Hai từ còn lại không thể nào được coi là từ khóa dài được vì chúng có lượt tìm kiếm quá cao, lượt search phổ biến trên Google sẽ khiến quy trình SEO website nan giải hơn rất nhiều khi SEO từ khóa có lượt search thấp. Rõ ràng, sự quan tâm, tìm hiểu cụ thể một dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó của khách hàng thể hiện họ thực sự có nhu cầu cao hơn với sản phẩm đó.
Cố gắng chèn vào bài viết càng nhiều từ khóa càng tốt
Đừng mãi cho rằng Google là một cỗ máy khô cứng, vô tri vô giác. Nó chính xác là một cỗ máy nhưng nó đủ thông minh để nhận ra sự nhồi nhét từ khóa không mấy tự nhiên của bạn. Vậy phải làm sao để có thể đáp ứng đủ 5% số lượng từ khóa trong toàn bài?
Giải pháp SEO từ SEO Plus đó là: Linh hoạt rải các từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa ngách trong bài viết. Đồng thời biến đổi từ khóa bằng cách đảo từ khóa, dùng từ khóa phủ định, từ đồng nghĩa, từ liên quan… để tránh trùng lặp và tạo lối văn tự nhiên, thân thiện với người dùng. Hiện tại Google rất ưu tiên những bài viết có sử dụng các từ khóa liên quan, đa dạng và phong phú cũng như những bài viết có tỉ lệ giữ chân người dùng cao.
Chèn Link Out – Dẫn người đọc đến một Website khác?
Đây có lẽ là một trong những bước khó hiểu nhất trong quy trình SEO. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại phải chèn bài viết của người khác vào bài viết của chính mình? Chẳng khác nào dâng khách hàng của mình cho đối thủ, thật vô lý!
Nếu bạn thực sự cho rằng nó vô lý, thì đó chính là một trong những sai lầm khiến SEO hoài không lên Top! Sau đây là 4 sự thật về external link có thể bạn chưa biết:
- External link giúp tăng trưởng thứ hạng SEO.
- Link out giúp bạn xây dựng, phát triển mối quan hệ với các website khác.
- Link out giúp bảo vệ PBN/hệ thống vệ tinh bạn.
- Một điều cuối cùng là nó sẽ khiến trang web của bạn tự nhiên hơn.
Nếu bạn chỉ tập trung xây dựng backlink (inbound link) tới website của chính mình thì những nội dung bạn chia sẻ tới khách hàng sẽ trở nên rất đáng ngờ! Bạn phải cân bằng mật độ backlink tới website và số lượng link out ra ngoài, đặc biệt là out ra các trang uy tín cùng lĩnh vực khác để tăng độ uy tín, tăng khả năng thuyết phục khách hàng. Đây là một trong những bí quyết tạo nên một quy trình SEO website chuẩn hóa, cung cấp nguồn thông tin thực sự hữu ích đến khách hàng.
Sau khi khách hàng click vào link out, họ sẽ quay lại website của bạn và liên hệ đặt hàng, bạn tin không?
Website chưa tương thích với các thiết bị di động
Tại sao Website cần thân thiện với các thiết bị di động?
Là dân văn phòng, có thể khi muốn tìm kiếm thông tin về một sản phẩm, dịch vụ nào đó, bạn thường sẽ gõ tìm kiếm ngay trên chiếc máy tính để bàn của mình. Nhưng, khách hàng của bạn thì khác, họ thích dùng điện thoại hơn!
Mọi nghiên cứu, mọi số liệu thống kê trong thực tế đều chứng minh vai trò quan trọng của việc tối ưu SEO trên thiết bị di động:
- Các trang web thân thiện với thiết bị di động xuất hiện ở vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Tìm kiếm trên thiết bị di động chiếm hơn một nửa số lượt tìm kiếm trên Google.com.
- Đối với nhiều nhà quảng cáo, phần lớn lưu lượng truy cập đến từ những người trên điện thoại di động của họ.
- Nếu trang web của bạn không thân thiện với điện thoại di động thì khách truy cập có khả năng rời khỏi trang web của bạn gấp 5 lần.
Việc trang web của bạn hoạt động tốt trên các thiết bị di động có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình SEO. Vì vậy, nếu bạn chưa đầu tư vào việc cải thiện cho trang web thân thiện với thiết bị di động hơn, thì đã đến lúc bạn nên làm điều này.
Như thế nào là một Website thân thiện với thiết bị di động?
3 Yếu tố bạn cần quan tâm để tối ưu Website trên thiết bị di động ngay hôm nay đó là:
Tốc độ tải trang trên thiết bị di động nhanh hay chậm?
50% khách hàng sẽ rời khỏi trang Web của bạn nếu giao diện và nội dung bài viết không hiển thị hoàn chỉnh trong 3 giây.
Kích thước trên thiết bị di động có dễ đọc hay không?
Chẳng ai thích phải căng mắt ra hay phải phóng to hết cỡ màn hình điện thoại mới đọc được chữ viết trên Website. Hãy liên hệ đơn vị Code Web và yêu cầu họ tối ưu lại Website sao cho linh hoạt với mọi thiết bị, đặc biệt là các thiết bị di động nhé!
Giao diện trên thiết bị di động có dễ thao tác hay không?
Diện tích màn hình điện thoại khá hạn chế, nhỏ hơn rất nhiều lần màn hình laptop. Vì vậy, hãy cố gắng tạo một giao diện thông minh, đơn giản và dễ dùng nhất có thể để mọi đối tượng khách hàng đều có thể truy cập Website dễ dàng trên chiếc Smartphone của mình.
Không quan tâm đến các công cụ tìm kiếm khác
Rất nhiều SEOer đã bỏ qua các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Cốc cốc… chỉ tập trung vào Google. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất trong quy trình SEO chuẩn khiến website không thể lên Top được.
Đồng ý rằng đây là bộ máy tìm kiếm khổng lồ và nhiều tiềm năng nhất. Nhưng nếu chỉ dành sự ưu ái tuyệt đối cho Google có nghĩa là bạn đang bỏ lỡ rất nhiều khách hàng trên những công cụ tìm kiếm khác, mà số lượng này cũng không hề ít. Vì vậy lời khuyên từ SEO Plus là đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội tiếp cận khách hàng nào dù là nhỏ nhất.
Tạm kết:
Nếu quy trình SEO của bạn đang vướng phải 1 trong 5 sai lầm lớn trên đây, hãy thay đổi ngay trước khi quá muộn. Nếu đã thay đổi, nhưng Website vẫn không thể lên TOP thì chắc chắn, bạn vẫn đang sai một bước nào đó trong quy trình SEO của mình. Hãy chia sẻ thực trạng Website của doanh nghiệp bạn với chúng tôi, bằng kinh nghiệm SEO hơn 3200 dự án trong suốt 9 năm qua, SEO Plus sẽ tìm ra lỗ hổng và giúp bạn cải thiện chiến lược SEO của mình, đưa Website lên Top 3 sau tối đa 4 tháng. Liên hệ ngay Hotline 096 738 1313 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ SEO và báo giá dịch vụ SEO cam kết lên Top #1 tại SEO Plus!